Phanh ABS và phanh CBS là 2 hệ thống phanh phổ biến hiện nay. Với những ai đang muốn mua xe máy mới nhưng vẫn chưa biết nên chọn loại xe nào có phanh phù hợp. Bài viết “Nên chọn phanh CBS hay phanh ABS cho xe máy” của khangthinh.com.vn dưới đây sẽ là lời giải đáp hữu dụng cho bạn.
Phanh CBS, phanh ABS là gì và hoạt động như thế nào?
Hệ thống phanh là bộ phận mang tính năng an toàn của xe máy. Giúp người điều khiển xe máy có thể tự tin và yên tâm khi lái xe. Với sự phát triển không ngừng của công nghệ, hệ thống phanh ngày càng được nâng cấp nhằm mang lại những trải nghiệm lái xe tốt nhất cho người dùng. Tuy nhiên vì nhiều lý do mà hệ thống phanh trên các dòng xe máy có sự khác biệt. Nhưng phổ biến nhất vẫn là hai loại phanh CBS và ABS. Hãy điểm qua từng đặc điểm cấu tạo và cách thức hoạt động của từng loại phanh để biết được sự khác biệt giữa phanh CBS và phanh ABS.
Phanh CBS là gì?
CBS có tên gọi đầy đủ là Combi Brake System. Có nghĩa là hệ thống phanh xe kết hợp. Ở đây, ta có thể hiểu CBS là loại phanh xe có sự kết hợp đồng thời giữa phanh trước và phanh sau. Được ra đời từ năm 1983 và cho đến ngày nay, phanh CBS được sử dụng nhiều trên các dòng xe máy thuộc phân khúc phổ thông và cận cao cấp.
Về cấu tạo, phanh CBS được thiết kế gọn nhẹ, đơn giản và hiệu quả. Bao gồm hai bộ phận: Bộ điều chỉnh áp lực phanh và dây phanh. Khi người dùng bóp phanh, lực phanh sẽ được phân bổ đồng đều ở hai cụm phanh bánh trước và bánh sau của xe máy. Điều này giúp lực phanh xe tốt hơn nhưng vẫn đảm bảo xe máy được cân bằng. Độ an toàn cho người lái xe cũng được nâng cao hơn, đặc biệt là khi di chuyển với tốc độ nhanh.
Phanh ABS là gì
ABS được viết tắt của cụm từ Anti-locked Brake System. Có nghĩa là hệ thống chống khóa phanh (hay còn gọi là bó cứng phanh). Hệ thống phanh này được ra đời từ năm 1920 và được sử dụng cho máy bay. Dần về sau, nó xuất hiện trên các phương tiện như ô tô và các dòng xe moto phân khối lớn.
Cấu tạo của loại phanh ABS gồm 04 phần chính: Bộ điều khiển ECU, bộ cảm biến đo tốc độ của xe, bơm, van điều chỉnh áp lực của phanh. Cấu tạo phức tạp đồng nghĩa với hiệu quả của phanh ABS được nâng cao hơn so với phanh CBS.
Khi người điều khiển xe bóp phanh trong trường hợp khẩn cấp. Hệ thống điều khiển trung tâm và cảm biến sẽ hoạt động. Hệ thống phanh sẽ tự điều chỉnh áp suất dầu phanh cùng với cơ chế nhấp nhả. Lúc này má phanh sẽ liên tục kẹp ma sát và nhả đĩa phanh.
Với cơ chế này, má phanh sẽ không bám ghì vào đĩa như các loại phanh thông thường. Giúp hạn chế được tình trạng bó cứng phanh, làm cho phương tiện mất thăng bằng. Chính vì tính năng an toàn của phanh ABS mà các nhà sản xuất cũng đã dần trang bị loại phanh này cho các dòng xe máy phổ thông giá rẻ.
Đánh giá sự khác biệt giữa phanh CBS và phanh ABS
Có thể thấy phanh CBS và phanh ABS có cấu tạo và nguyên lý hoạt động hoàn toàn khác nhau. Hãy cùng khangthinh đánh giá chi tiết những ưu điểm và nhược điểm của hai loại phanh này nhé
1. Ưu điểm
Đối với phanh CBS, ưu điểm của loại phanh này là khả năng phân bổ lực phanh đồng đều ở hai cụm phanh bánh trước và bánh sau của xe máy. Giúp tối ưu được quãng đường phanh.
Bên cạnh đó, kết cấu đơn giản chỉ gồm dây phanh và bộ điều chỉnh áp lực phanh. Giá thành của bộ phanh này trên thị trường hiện nay khá thấp, chỉ khoảng vài trăm ngàn đồng. Việc lắp đặt và sửa chữa, bảo dưỡng cũng đơn giản và tiện lợi hơn.
Đối với phanh ABS, ưu điểm lớn nhất của loại phanh này là khả năng chống bó cứng phanh. Độ bám đường của bánh xe được cải thiện, đảm bảo an toàn cho người điều khiển xe máy.
2. Nhược điểm
Nhược điểm lớn nhất của phanh CBS mà khiến nhiều người đắn đo khi lựa chọn đó là khả năng bị bó cứng phanh khi bóp phanh. Khi tình trạng này xảy ra, bánh xe bị phanh bó cứng sẽ trượt dài trên đường. Xe máy bị mất cân bằng gây nguy hiểm cho người lái xe.
Với phanh ABS, cơ chế hoạt động của phanh là nhấp nhả đĩa phanh liên tục. Tuy đảm bảo được an toàn nhưng quãng đường phanh sẽ dài hơn bình thường. Bên cạnh đó, với cấu tạo phức tạp cũng như tính hiện đại của phanh ABS làm cho giá thành của loại phanh này cao hơn so với các loại phanh thông thường. Giá thành của phanh ABS trên thị trường đều từ trên 2.000.000 đồng.
Hiện nay, các xe máy trang bị phanh ABS đang dần được nhiều người ưa chuộng. Giữa những chiếc xe máy có cùng loại nhưng xe nào có phanh ABS đều có giá cao hơn khoảng 2 triệu đồng so với xe chỉ trang bị phanh CBS.
Vì vậy, người tiêu dùng nên cân nhắc lựa chọn loại xe phù hợp với nhu cầu, mục đích sử dụng và điều kiện kinh tế của mình. Nếu chỉ di chuyển trong nội thành ở mức độ bình thường thì phanh CBS cũng đủ đáp ứng được nhu cầu sử dụng của bạn.
Với bài viết “Nên chọn phanh CBS hay phanh ABS cho xe máy” của khangthinh.com.vn đã chia sẻ trên đây. Hy vọng người dùng sẽ có thêm những thông tin cần thiết để lựa chọn loại phanh nào phù hợp nhất cho “xế yêu” của mình nhé.
Khách hàng có nhu cầu mua các sản phẩm xe máy Suzuki xin liên hệ: Cửa hàng xe máy Suzuki 3S Khang Thịnh
– Địa chỉ: Số 284 – Phố Vọng – Phường Phương Liệt – Quận Thanh xuân – TP. Hà Nội
– Hotline: 02422 119 119
– Thời gian làm việc: 8h – 17h30 tất cả các ngày trong tuần.