Sử dụng xe côn tay thường sẽ khó hơn xe số và xe tay ga, đặc biệt là đối với người mới tập tành đi xe. Tuy nhiên, bạn không phải lo vì điều đó, bài viết này sẽ giúp bạn tiếp cận với xe côn tay một cách dễ dàng hơn. Suzukikhangthinh.vn sẽ hướng dẫn lái xe côn tay cho người mới bắt đầu chi tiết. Đồng thời, bỏ túi những lưu ý khi sử dụng xe côn tay, giúp bạn thành thạo một cách nhanh chóng.
Giới thiệu tổng quan về xe côn tay
Đầu tiên, chúng ta cần tìm hiểu rõ hơn về dòng xe tay côn. Đồng thời, tham khảo một số loại xe côn tay phổ biến nhất trên thị trường xe máy Việt Nam hiện nay.
Xe côn tay là gì?
Xe côn tay là loại xe hoạt động dựa trên nguyên tắc đóng ngắt ly hợp bằng tay. Cụ thể, ở tay bên trái có cần côn, bóp vào để ngắt ly hợp khi trả số hoặc dừng xe. Côn tay còn có tên gọi khác là ambraya tay, xe tay côn sở hữu nhiều ưu điểm như:
Tiết kiệm xăng: Khi sử dụng xe côn tay, khi muốn giảm tốc từ từ hay xuống dốc, bạn có thể âm côn, chạy theo đà. Từ đó, giúp giảm thiểu việc tiêu tốn nhiên liệu hiệu quả.
Vào số linh hoạt: Khi thành thạo việc đi xe côn tay, các thao tác vào số hay sang số. Sẽ không xảy ra tình trạng chết máy, bốc đầu hay giật số mà chúng ta thường hay thấy ở xe số.
Bảo đảm an toàn cho người dùng: Việc dùng phanh kết hợp với côn sẽ giảm quãng đường khi phanh gấp và tránh tình trạng trượt bánh khi phanh gấp. Giúp người điều khiển đảm bảo an toàn trên nhiều cung đường khác nhau.
Sở hữu động cơ mạnh mẽ: Dòng xe côn tay thường là dòng xe phân khối lớn, sở hữu tốc độ mạnh. Chạy nhanh, bốc, thích hợp với việc di chuyển đường trường hay đường đèo, núi, quanh co.
Những dòng xe tay côn phổ biến ở Việt Nam
Hiện nay, xe côn tay không còn xa lạ với nhiều người, đặc biệt ở thị trường xe máy Việt Nam. Dòng xe tay côn rất đa dạng và phong phú, sở hữu nhiều mẫu mã cũng như phân khối khác nhau. Một số mẫu xe côn tay phổ biến như:
- Xe Winner, CBR250, CBR150 của hãng Honda
- Raider R150, Axelo, Satria F150, GSX 150, GSX- S1000 của hãng Suzuki
- Exciter, XSR 155, FZ150i, MT15 của Yamaha
Hướng dẫn lái xe côn tay cho người mới bắt đầu chi tiết nhất
Việc sử dụng xe côn tay không đơn giản như xe số và xe ga. Tuy nhiên, điều khiển xe côn tay không khó như chúng ta nghĩ. Chỉ cần thực hiện theo các hướng dẫn sau và chăm chỉ luyện tập. Bạn sẽ nhanh chóng điều khiển thành thạo xe côn tay.
Bước 1: Xuất phát
Trước khi bạn nổ máy thì trả xe về số 0. Sau khi đã nổ máy xe thì tay bóp hết côn đồng thời chân dậm cần số về phía trước cho vào số 1. Sau đó, bạn nhả tay côn từ từ cho tới khi cảm nhận xe hơi chồm về phía trước, rồi vặn nhẹ tay ga bắt đầu xuất phát.
Bước 2: Sang số và về số
Khi xe di chuyển được và tua máy lên đủ cao đạt đủ mức để sang số, bạn cần bóp côn và giảm ga, tiếp đến móc ngược cần số về sau (hoặc có thể dậm nửa sau nếu xe có cần số đôi) cho vào số lớn hơn. Lúc này, bạn cần nhả côn từ từ như khi xuất phát và tăng ga lên một cách nhịp nhàng.
Có 2 lỗi mà bạn rất dễ gặp phải khi chuyển số trên xe côn tay: Nếu nhả côn quá chậm thì xe có thể bị hãm lại và gây ra hiện tượng xoa côn. Còn ngược lại, nhả tay côn quá nhanh thì xe sẽ bị giật mạnh và tăng tốc tức thời có thể gây mất lái.
Khi bạn về số thì cũng cần thực hiện những thao tác tương tự, bóp côn và giảm ga rồi sau đó đạp về số mong muốn. Lúc này, thì việc đạp cần số sẽ thực hiện ngược lại so với lúc sang số. Ví dụ, từ số 3 muốn về số 2 thì phải đạp cần số về phía trước.
Bước 3: Trả số về số 0
Số 0 nằm giữa số 1 và số 2. Để thực hiện trả số về số 0, thì bạn cần phải bóp côn. Đồng thời, dậm cần số về phía trước 1 lực nhẹ hơn khi lên xuống số, lúc này xe sẽ về số 0.
Lưu ý, nếu sẽ đang dừng ở ga-răng-ti thì bạn cần hơi nhích nhẹ tay ga, xe của bạn sẽ dễ về số hơn.
Bước 4: Lưu ý
Khi xe dừng hẳn thì bạn cần phải trả số về số 0 rồi mới nhả tay côn. Vì nếu nhả côn ngay khi còn số, sẽ khiến xe dễ bị giật mạnh và gây chết máy .
Chẳng hạn khi bạn dừng xe ở cột đèn xanh đèn đỏ, tức là vận tốc lúc này của xe bằng 0 km/h. Lúc này, bạn cần trả số về 0 và khi muốn xuất phát trở lại thì nhấn vào số 1. Bạn vẫn có thể để xe ở số 1 nếu bạn muốn, tuy nhiên, tay trái của bạn phải bóp và giữ côn.
2 nguyên tắc “sống còn” khi sử dụng xe côn tay
Bạn phải luôn ghi nhớ 2 nguyên tắc quan trọng này khi điều khiển xe tay côn.
Nguyên tắc 1: Bóp côn vào nhanh – Nhả ra từ từ và nhả hết tay côn – Sang số dứt khoát
- Khi bóp côn để vào số, thì bạn phải bóp thật nhanh và dứt khoát. Ngược lại, khi nhả côn để cho xe tiếp tục chạy thì phải nhả từ từ.
- Để tránh xảy ra tình trạng xe bị giật, bốc đầu nếu xe mạnh. Hoặc cũng có thể là tắt máy nếu là xe yếu, hoặc là đang để số lớn.
- “Côn ra thì ga vào” nghĩa là khi tay trái nhả côn thì đồng thời tay phải của bạn phải tăng ga. Các bạn mới tập chạy xe côn tay, nên “bỏ túi”câu này.
Nguyên tắc 2: Xe chạy ở vận tốc nào thì chạy ở số đó
- Khi xe chạy càng chậm thì vận tốc càng nhỏ, lúc này bạn cần phải đi số nhỏ để tránh xe bị trượt côn và tắt máy. Bên cạnh đó, còn giúp xe tiết kiệm xăng.
- Mỗi dòng xe có công suất khác nhau nên tốc độ và cấp số tương đương sẽ khác nhau. Bên dưới là ví dụ các mức tốc độ tương ứng với từng cấp số mà bạn cần lưu ý là:
- Từ 0 – 10 km/h đi số 1
- Từ 10 – 30 km/h đi số 2
- Từ 30 – 50 km/h đi số 3
- Từ 50 – 80 km/h đi số 4
- Trên 80 km/h thì sử dụng số 5 hoặc 6 (nếu có)
Những lưu ý khi vận hành xe côn tay cho người mới
Ngoài việc thực hiện theo hướng dẫn như trên. Bạn cần phải lưu ý những vấn đề sau nếu bạn mới tập đi xe côn tay.
- Luôn có người có kinh nghiệm hướng dẫn bạn thực hiện lái xe côn tay bên cạnh.
- Chọn lựa xe côn tay phù hợp, sử dụng với những chiếc xe phân khối vừa và nhỏ.
- Không nên bắt đầu học đi xe côn tay bằng những xe có công suất quá lớn như 800cc hoăc 1000cc.
- Những loại xe phân khối lớn như vậy sẽ gây khó khăn cho việc tập luyện. Vì xe có trọng lượng lớn và khó khống chế chiếc xe.
- Chọn nơi vắng vẻ, rộng rãi để tập luyện, tránh nhiều người qua lại. Để tập luyện thoải mái mà không bị phân tâm và tránh tình huống rủi ro.
- Luôn giữ bình tĩnh khi ngồi lên xe, thả lỏng tinh thần, không nên quá căng thẳng.
- Luôn đội mũ bảo hiểm và trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ.
- Tìm hiểu về chiếc xe và làm quen với các nút chức năng, bộ phận của xe, chẳng hạn như: Tay côn, xi nhan, đèn hậu, …
Như vậy, Khang Thịnh đã chia sẻ xong nội dung hướng dẫn lái xe côn tay cho người mới bắt đầu. Hy vọng, sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách hoạt động cũng như điều khiển dòng xe này. Mọi thắc mắc về cách sử dụng xe côn tay hoặc những vấn đề liên quan đến xe máy, bạn hãy để lại comment bên dưới. Suzukikhangthinh.vn sẽ giúp bạn trả lời những thắc mắc này một cách nhanh chóng.